So sánh giữa hai cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW) và Proof of Stake (PoS)


Về Proof of Work (PoW)

Proof of Work (PoW) là gì?

Proof of Work (PoW) là một thuật toán đồng thuận trong blockchain, còn được gọi là bằng chứng công việc, được phát minh lần đầu tiên vào năm 1993 bởi Satoshi cùng hai nhà khoa học Cynthia Dwork và Moni Naor. Cơ chế này đã được ứng dụng vào Bitcoin từ năm 2008. PoW yêu cầu các thợ mỏ trong mạng lưới phải giải quyết một bài toán khó để chứng minh sự nỗ lực tính toán của họ, từ đó xác nhận các giao dịch và ngăn chặn chi tiêu kép - việc chi tiêu một khoản tiền nhiều lần.

Cách thức hoạt động của PoW

Proof of Work (PoW) là hệ thống khai thác trong blockchain yêu cầu thợ đào giải quyết các khối bằng các thuật toán và phép tính toán học phức tạp. Việc giải quyết các khối này chỉ có thể thực hiện bằng phương pháp tính toán rất cao, thực hiện bằng các máy móc chuyên dụng. Người đầu tiên giải quyết được khối sẽ nhận được phần thưởng, tuy nhiên khó khăn trong việc tính toán các khối cũng tăng lên khi nhiều người tham gia, dẫn đến việc trở thành người đầu tiên giải quyết được khối trở nên khó khăn hơn. Proof of Stake (PoS) sử dụng tiền của người tham gia đóng góp vào mạng lưới để đặt cược vào số lượng token của họ để trở thành người được chọn để xác nhận giao dịch.

Về Proof of Stake (PoS)

Proof of Stake (PoS) là gì?

Proof of Stake (PoS) là một thuật toán đồng thuận của blockchain, còn được biết đến là bằng chứng cổ phần hoặc bằng chứng tham gia. Thuật toán này được giới thiệu lần đầu vào năm 2011 với mục đích khắc phục những hạn chế của Proof of Work (PoW).
Các node trong mạng lưới PoS phải stake coin, tức là cọc một số lượng tiền tệ để xác nhận các giao dịch trên block. Quá trình này giúp xác minh danh tính và đảm bảo rằng block sau đó sẽ hợp lệ. Nếu việc xác nhận thành công, người tham gia sẽ được nhận phần thưởng. Tuy nhiên, nếu xác nhận sai hoặc có hành vi xấu, người stake sẽ bị mất số tiền mình đã cọc trước đó. Điều này tạo ra một hệ thống động lực và đảm bảo tính toàn vẹn của mạng lưới PoS.

Cách thức hoạt động của PoS

Proof of Stake (PoS) dựa trên tiền đề rằng những người dùng có sự tham gia nhiều hơn vào mạng lưới blockchain là những người quan tâm và đầu tư vào sự phát triển của nền tảng trong tương lai. Trái ngược với Proof of Work, PoS không cho phép khai thác tính toán dựa trên tài nguyên, thay vào đó phần thưởng được phân phối dựa trên tỷ lệ số lượng tiền mã hóa mà người dùng stake trong mạng lưới.
Vì vậy, những người dùng có số lượng tiền mã hóa lớn hơn sẽ có nhiều cơ hội giải quyết các khối và nhận được phần thưởng hơn, so với những người chỉ đơn giản là có máy móc mạnh và đầu tư tiền vào công ty bên ngoài để hỗ trợ phần cứng khai thác. Điều này tạo ra một hệ thống động lực đảm bảo tính toàn vẹn của mạng lưới PoS.


Sự khác biệt giữa Proof of Work (PoW) và Proof of Stake (PoS)

Người có thể khai thác các block
Đối với PoW thì khả năng tính toán càng cao, xác suất để bạn khai thác được các khối càng cao.
Đối với PoS thì càng stake nhiều tiền, xác suất để bạn khai thác một khối mới càng cao.

Cách khai thác một block
Đối với PoW, các thợ đào sẽ cạnh tranh giải các câu đố toán học khó, bằng cách sử dụng khả năng và tài nguyên tính toán của mình.
Còn đối với PoS, thuật toán sẽ tự động xác định người chiến thắng ngẫu nhiên hoặc dựa trên số lượng tiền mà họ đã stake.

Thiết bị khai thác
Đối với PoW, sẽ có các máy móc khai thác chuyên nghiệp, ví dụ như ASIC, CPU và GPU.
Còn đối với PoS, các máy tính hoặc thiết bị di động có kết nối Internet đều có thể khai thác các khối.

Phân bổ phần thưởng
Đối với PoW, người đầu tiên khai thác được khối sẽ nhận được phần thưởng.
Còn đối với PoS, người xác thực có thể nhận được một phần phí giao dịch thu được từ khối mà họ đã xác thực.

Độ bảo mật của mạng lưới
PoW với hàm băm càng lớn, mạng lưới càng an toàn.
PoS thì sẽ dùng cơ chế khóa tiền mã hóa trên blockchain để bảo mật mạng lưới.
 

Kết luận

Proof of Work và Proof of Stake đóng vai trò khác nhau trong hệ sinh thái tiền mã hóa. Mỗi giao thức có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Bài viết của Gem Hunter cung cấp thông tin bổ ích về hai cơ chế đồng thuận phổ biến này, giúp độc giả hiểu rõ hơn về chúng. Tìm hiểu kiến thức từ cơ bản đến nâng cao của Gem Hunter sẽ giúp độc giả thành công trong thị trường tiền mã hóa đầy biến động này.



Tags:

Gem Hunter là một kênh thông tin chuyên cập nhật những xu hướng mới và nhanh nhất thị trường. Đội ngũ research sẽ luôn nỗ lực để đem lại cho người xem những thông tin giá trị và chính xác nhất.

Bài viết khác

Xem tất cả