Hơn 70% quốc gia chưa có khung pháp lý tiền mã hóa


“Hơn 70% khu vực pháp lý vẫn chưa ban hành quy định về tiền mã hoá, tạo lỗ hổng cho tội phạm và khủng bố khai thác”, đây là cảnh báo từ ông T. Raja Kumar, Chủ tịch Lực Lượng Đặc nhiệm Tài chính (FATF) trong ngày công bố báo cáo mới nhất hôm thứ Năm (28/3).

FATF, cơ quan giám sát rửa tiền và tài trợ khủng bố toàn cầu, đã công bố báo cáo đánh giá mức độ tuân thủ các khuyến nghị về quản lý tiền mã hoá của các quốc gia, cho thấy tình trạng thiếu quy định đang tạo điều kiện cho hoạt động phi pháp và kêu gọi các quốc gia hành động ngay lập tức.

Chủ tịch FATF T. Raja Kumar phát biểu tại một cuộc họp báo ở Paris, Pháp, vào tháng 10/2022 (Amijo Singh/Coindesk)

Lãnh đạo cơ quan này ví von rằng, “tài sản ảo (VA) giống như nước, chúng sẽ chảy đến các khu vực ít được quản lý hơn”, tạo điều kiện cho hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố. Do đó, ông nhấn mạnh sự cần thiết phải có quy định chung trên toàn cầu để ngăn chặn tội phạm trong lĩnh vực này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trích dẫn từ báo cáo “Status of implementation of Recommendation 15 by FATF Members and Jurisdictions with Materially Important VASP Activity”.

Theo báo cáo, FATF đặc biệt lưu ý tính chất quốc tế và không biên giới của VA, việc các VASP được buông lỏng ở một khu vực tài phán có thể gây ra những tác động nghiêm trọng.

Cơ quan này kêu gọi các quốc gia nhanh chóng ban hành quy định về tiền mã hoá, tập trung vào việc cấp phép và đăng ký của các nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP), cũng như đánh giá toàn diện hoạt động kinh doanh, sản phẩm và công nghệ của họ.

Mặc dù khuyến nghị của FATF không mang tính bắt buộc, nhưng việc không tuân thủ có thể khiến quốc gia đó bị cô lập trên toàn cầu, giảm xếp hạng tín nhiệm hoặc bị đưa vào danh sách theo dõi của FATF.

Hiện nay, ngành công nghiệp tiền mã hoá hiện đang đối mặt với nhiều thách thức về tính uy tín và an toàn, do các vụ tấn công tin tặc, lệnh trừng phạt và cáo buộc liên quan đến tài trợ khủng bố. Việc ban hành quy định hiệu quả được kỳ vọng sẽ giảm thiểu rủi ro, củng cố niềm tin và thúc đẩy sự phát triển bền vững cho thị trường.

Báo cáo của FATF dựa trên phân tích tình hình quản lý VASP tại 39 thành viên FATF và 20 quốc gia có hoạt động tiền mã hoá sôi động nhất, chiếm 97% hoạt động tiền tiền mã hoá toàn cầu. Kết quả cho thấy, phần lớn các khu vực pháp lý vẫn chưa có quy định đầy đủ, tạo ra nguy cơ lớn cho hệ thống tài chính toàn cầu.

Tags:

Giải thích một cách dễ hiểu về kiến thức Blockchain, Crypto, DeFi,…

Bài viết khác

Xem tất cả