Tổng quan DeFi


Tổng quan DeFi
1. Khái niệm
Tài chính phi tập trung (decentralized finance – Defi) là một thuật ngữ bao trùm các dịch vụ tài chính ngang hàng trên các mạng blockchain, chủ yếu là Ethereum – Coinbase
Defi là một thuật ngữ chung để chỉ một xu hướng đang phát triển. Nói chung, nó là tập hợp các ứng dụng được xây dựng trên blockchain cho các dịch vụ tài chính – World Economic Forum
- Tài chính tập trung hay Centralized Finance (CeFi) là thuật ngữ thường dùng để chỉ các mô hình taifc hính truyền thống (TraFi) – nơi mà dòng tiền, các công cụ tài chính và các tổ chức tham gia thị trường đều được quản lý tập trung.
- Đặc điểm của tài chính tập trung:
+ Yêu cầu lưu ký
+ Cần được cấp phép để tham gia
+ Yêu cầu sự tin tưởng
+ Tập trung trong lưu trữ

- Nhược điểm của tài chính tập trung:
+ Chi phí cho trung gian lớn
+ Thiếu minh bạch trong quản lý
+ Thủ tục phức tạp

- Đặc điểm của tài chính phi tập trung
+ Không cần sự cho phép để tham gia
+ Không cần sự tin tưởng
+ Minh bạch về dòng tiền và nội dung hợp đồng
+ Giảm đáng kể thời gian giao dịch và chi phí
+ Không cần ủy thác
- Ưu điểm của tài chính phi tập trung
+ Tăng cường khả năng tiếp cận người dùng
+ Giảm bớt chi phí và thời gian chờ
+ Người sử dụng thực sự kiểm soát tài sản của mình

- Nhược điểm của tài chính phi tập trung
+ Trải nghiệm người dùng chưa tối ưu, yêu cầu những hiểu biết nhất định về blockchain
+ Tỷ lệ thế chấp lớn khiến cho hiệu quả sử dụng vốn không cao
+ Các vấn đề về pháp lý
- Kiến trúc của tài chính phi tập trung
Kiến trúc củ Defi được mô tả như tập hợp của các lớp xếp chồng lên nhau. Trong đó mỗi lớp có một mục đích riêng biệt và có thứ bậc nhất định. Các lớp ở trên bị tấn công sẽ không ảnh hưởng tới các lớp ở dưới, nhưng nếu lớp ở dưới cùng bị tấn công thì các lớp ở trên sẽ không còn an toàn.
2. Hệ Sinh Thái tài chính phi tập trung
- Hệ sinh thái tài chính phi tập trung (Decentralized Finance Ecosystem) là một thuật ngữ chỉ hệ thống các sản phẩm và dịch vụ được tích hợp trên một loại blockchain nền tảng, được kết nối với nhau nhằm cung cấp cho người dùng DeFi những dịch vụ đầy đủ nhất.
- Thông thường các sản phẩm và dịch vụ trong một DFE được chia thành 2 loại:
+ Dịch vụ DeFi: stable coin, sàn giao dịch, vay và cho vay, phái sinh, bảo hiểm, quản lý tài sản/quỹ đầu tư
+ Các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ (Auxiliary service): Non-custodial wallet, oracle, lưu trữ dữ liệu, truy vấn dữ liệu, định danh
2.1 Ví phi tập trung
Ví phi tập trung, ví lưu ký hay ví không lưu giữ (Non-custodial wallet) là một loại phần mềm trên máy tính hoặc điện thoại giúp lưu trữ các token.
Ví phi tập trung gần như là điều kiện bắt buộc phải có để kết nối với các ứng dụng Defi, nó cho phép người dùng có thể toàn quyền kiểm soát tài sản mã hóa của mình thông qua private key hoặc passphrase được liên kết với ví.
2.2. Blockchain oracle
Oracle phi tập trung – decentralized oracle hay lớp truy vấn và kiểm tra thông tin là môt dạng triển khai kỹ thuật để cung cấp các thông tin thực tế kiểu phi tập trung dưới dạng một mạng lưới các node oracle cùng tham gia thu thập và xác nhận thông tin.
Có thể nói blockchain oracle đóng vai trò như cầu nối giữa blockchain và thế giới thực. Nếu không có blockchain oracle, khả năng của hợp đồng thông minh sẽ bị giới hạn rất nhiều, nó chỉ có thể truy vấn các thông tin có sẵn trên blockchain nên tảng làm căn cứ.
2.3. Phát hành đồng tiền ổn định phi tập trung – stablecoin
Đồng tiền ổn định hay còn gọi là stablecoin là một dạng token được thiết kế để mô phỏng giá trị của một loại tiền pháp định, mà chủ yếu là đô la Mỹ.
Xuất phát tù điểm yếu của các stablecoin truyền thống như USDT dẫn đến việc ra đời của các stablecoin phi tập trung. Có hai loại stablecoin phi tập trung: stablecoin được đảm bảo bằng thế chấp vượt mức và stablecoin có giá trị được cân bằng bằng thuật toán.
2.4. Sàn giao dịch phi tập trung
- Quyền kiểm soát tài sản: tiền và tài sản nằm trong ví cá nhân
- Tốc độ xử lý giao dịch: hiện tại chậm hơn so với sàn CEX, phụ thuộc vào tốc độ thực tế trên các nền tảng blockchain.
- Tính thanh khoản: thấp hơn sàn CEX
- Danh tính: ẩn danh
- Bảo mật: gần như không thể bị tấn công nếu không để lộ private key, nếu tự đánh mất private key đồng nghĩa việc không thể truy cập ví và không thể khôi phục khóa (có lẽ trong tương lai sẽ có những giải pháp giúp người dùng lưu giữ hoặc khôi phục private key nếu bị quên hoặc mất)
- Niêm yết: bất kỳ ai cũng có thể niêm yết loại token nào mà thỏa mãn các tiêu chuẩn kỹ thuật mà sàn DEX hỗ trợ.
- Phương thức khớp lệnh: Khớp lệnh theo sổ lệnh, khớp lệnh theo các công thức và thuật toán định sẵn thông qua sự thay đổi số dư của liquidity pool (cách này được ưu tiên nghiên cứu giải pháp nhiều hơn)
- Việc giao dịch phi tập trung bàng phương pháp khớp lệnh theo sổ lệnh có nhiều cách thức thực hiện. Tất cả các cách đều sử dụng hợp đồng thông minh để giải quyết giao dịch nhưng lại khác nhau đáng kể về cách thức lưu trữ sổ lệnh. Sổ lệnh có thể được lưu trữ on-chain hoặc off-chain.
- AMM (Auto market maker – nhà tạo lập thị trường) là sàn giao dịch phi tập trung sử dụng một thuật toán định sẵn để tạo ra thanh khoản cho các giao dịch. Để có thể hoạt động AMM cần các nhà cung cấp thanh khoản – liquidity provider cấp thanh khoản vào các liquidity pool. Khi người dùng thực hiện các giao dịch, tài sản sẽ được hóa đổi trong liquidity pool theo công thức thay vì khớp lệnh theo cơ chế sô lệnh.
- AMM sử dụng đòn bẩy là một ứng dụng được xây dựng trên giao thức Perpetual. Ứng dụng này cho phép người dùng có thể sử dụng đòn bẩy lên tới 20 lần thông qua việc thiết lập một AMM ảo (Virtual AMM). Mô hình này không tồn tại Liquidity pool, chính vì vậy cũng không có nhà cung cấp thanh khoản, tài sản của người dùng được lưu trữ trong một hợp đồng thông minh để thế chấp thay vì cho vào liquidity pool để tạo thanh khoản. Virtual AMM cũng sử dụng công thức x*y=k nhưng điểm khác biệt là giao thức Perpetual chỉ sử dụng nó như một cơ chế để phát hiện giá.
- Vay thế chấp vượt mức được thực hiện thông qua một ứng dụng cho vay. Ứng dụng này giúp người cho vay có thể gửi tài sản mã hóa để cho vay và nhận lại lãi suất tương ứng. Người đi vay có thể gửi tài sản mã hóa để thế chấp và nhận lại khoản vay bằng tài sản mã hóa. Thông qua ứng dụng cho vay, người đi vay có thể trả nợ, trả lãi suất hoặc rút tài sản thế chấp.
- Flash Loan hay cho vay nhanh là thuật ngữ để chỉ việc người dùng có thể vay nhanh một lượng tiền lớn mà không cần thế chấp với yêu cầu phải hoàn trả trong chính giao dịch đó. Flash Loan ban đầu là dịch vụ được Aave cung cấp, nó tương đối phức tạp và yêu cầu người dùng phải có hiểu biết về lập trình để có thể thiết lập một hệ thống liên kết các hợp đồng thông minh chỉ trong một giao dịch.
Tuy nhiên sau một số giao dịch của bên thứ ba (Furucombo, CollateralSwap…) đã xuất hiện để ngay cả những người không hiểu biết về ngôn ngữ lập trình cũng có thể thực hiện Flash Loan. Hai ứng dụng phổ biến hiện nay của Flash Loan là: chống thanh lý tài sản và kinh doanh chênh lệch giá.
3. Ảnh hưởng tích cực đối với hệ thống tài chính tập trung
- Tạo áp lực đổi mới lên hệ thống tài chính truyền thống
- Cũng tồn tại và bổ sung những thiếu sót của nhau (DEX và CEX)
- Tài chính truyền thống có thể học hỏi các mô hình sáng tạo của Defi
- Các rủi ro tiềm ẩn
+ Rủi ro từ hợp đồng thông minh
+ Rủi ro từ lỗ hổng của Oracle
+ Rủi ro từ cơ chế đồng thuận của blockchain
- Rủi ro từ việc không hoàn toàn phi tập trung
- Rủi ro về biến động giá tài sản thế chấp
- Rủi ro về khả năng mở rộng mạng lưới
- Rủi ro về pháp lý
Ở góc độ người dùng, người tham gia sử dụng DeFi những yếu tố trên có thể là rủi ro, nhưng ở góc độ nhà nghiên cứu giải pháp, start-up có thể coi đó là cơ hội để tìm kiếm những giải phap sáng tạo mới.
Đánh giá:
+ hiện tại Defi đã có 1 số lượng user nhất định (khoảng 500k user),
+ dung lượng thị trường cũng đã đạt khoảng $234B, tuy nhỏ so với các thị trường truyền thống khác nhưng nó cũng là biểu hiện của sự ứng dụng.
+ đã có những use case rõ ràng, có tính khả thi trong thực tế không chỉ là whitepaper như hồi 2017 – 2018. Tức hiện nay (2021) defi đã dần thành hình.
4. Quan điểm và cách ứng xử của cơ quan quản lý đối với DeFi
- Giống như các ngành kinh tế mới nổi khác, Defi cũng trải qua tiến trình từ “quá nhỏ để quan tâm” đến “ quá lớn nên không thể xem nhẹ” và cuối cùng là “quá lớn hoặc quá gắn kết nên không thể sụp đổ”
- Diễn đàn kinh tế thế giới 2021:
+ Các cơ quan quản lý cần loại bỏ lối suy nghĩ truyền thống và đưa ra một cách tiếp cận bình đẳng với cả tài chính truyền thống và tài chính phi tập trung.
+ Phải đưa ra được những quy định rõ ràng về các tiêu chuẩn tối thiểu cho những người tham gia thị trường Defi
+ Không kiểm soát quá mức hoặc sử dụng các quy định quá nghiêm ngặt để tránh việc sinh ra tâm lý “lách luật” hay “bóp chết” các ý tưởng ngay từ ban đầu. Các cơ quan quản lý cần duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ sự đổi mới tài chính dựa trên blockchain và hạn chế khả năng các ứng dụng tai chính này bị lạm dụng để rửa tiền và tài trợ khủng bố.
- Gary Gensler (Chủ tịch SEC) DeFi không nằm ngoài sự quản lý của pháp luật.
- Các khó khăn của cơ quan quản lý
+ Khung pháp lý hiện tại chưa hoặc không thể điều chỉnh một cách đầy đủ
+ Khó khăn trong việc xác định cơ quan thực hiện việc quản lý
+ Khó khăn trong việc phát triển nguồn nhân lực quản lý
----------------------------
Tham khảo từ:
- VBI Lab

Bitnews - Kiến thức cho người mới là kênh thông tin chuyên cung cấp kiến thức cơ bản về tiền điện tử và blockchain cho người mới tham gia thị trường. Kênh thông tin này cung cấp các bài viết, tin tức và các tài liệu hướng dẫn chi tiết để giúp người dùng hiểu rõ hơn về thị trường tiền điện tử và các giao dịch liên quan đến nó.

Bài viết khác

Xem tất cả